Nội dung thi và học lái xe C trong năm 2024 đã có nhiều thay đổi so với những năm trước đó. Cụ thể, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những nội dung liên quan ngay trong bài viết này.
1. Học lái xe hạng C được phép lái xe gì?
Theo quy định, bằng lái hạng C được phép lái các loại xe sau đây:
- Ô tô có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Các loại xe quy định cho bằng B1, B2
2. Những thông tin bạn cần biết khi học lái xe C
2.1 Học bằng C lái được những loại xe cụ thể nào?
Bằng C có thể lái các loại xe ô tô cơ bản và phổ biến như ô tô chở người đến 9 chỗ, minivan, SUV, loton và xe bán tải cỡ lớn.
Cụ thể, tại Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định rõ, người sở hữu bằng C sẽ được điều khiển:
- Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Các loại xe quy định cho bằng B1, B2, bao gồm:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái, bất kể là xe số sàn hay tự động.
- Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng (có thể là xe số sàn hoặc tự động), có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Ô tô dùng cho người khuyết tật.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Bằng C không được phép lái các loại xe chở người trên 9 chỗ như xe khách từ 16 chỗ trở lên và minivan trên 9 chỗ. Đồng thời cũng không được phép lái các loại xe tải hạng nặng như Container.
2.3 Bao nhiêu tuổi thì được học bằng C?
Căn cứ theo Điều 60 của Luật an toàn giao thông đường bộ, để học và thi bằng lái xe ô tô hạng xe C, các công dân cần phải đủ 21 tuổi trở lên.
2.4 Thời hạn của bằng C là bao lâu?
Theo Chương I Điều 17 TT12/2017 quy định, thời hạn sử dụng của bằng lái xe ô tô hạng C là 5 năm kể từ ngày cấp.
Khi hết thời hạn 5 năm thì người có bằng chỉ cần làm thủ tục xin gia hạn giấy bằng lái mà không cần thi lại lý thuyết hay thực hành. Bằng lái xe sẽ được cấp lại trong vòng 5 ngày làm việc.
2.5 Điều kiện học lái xe bằng C là gì?
Để học bằng lái xe C, bạn cần đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe. Cụ thể:
Đối với độ tuổi
Như đã nêu ở trên, người đủ 21 tuổi sẽ được học và thi bằng C
Đối với sức khỏe
Khi đăng ký học, bạn phải chuẩn bị giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp cho. Những trường hợp về sức khỏe không đủ điều kiện học lái xe C là:
- Mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị nặng; bị quáng gà, loạn sắc..
- Mắc các bệnh về tai như: tai khó nghe rõ hoặc không xác định được hướng âm thanh từ 0 – 50m.
- Mắc các bệnh về tim mạch
- Mắc các dị tật ở tay, chân như: bàn tay không đủ 4 ngón hoặc không còn ngón tay cái, bị mất một chân hoặc bị teo chân.
- Mắc các bệnh khác như: có tiền sử bị động kinh, co giật và các bệnh truyền nhiễm
2.6 Hồ sơ & thủ tục đăng ký thi bằng lái xe hạng C
Hồ sơ bằng lái xe hạng c cần có:
- Đơn đăng ký học bằng lái xe hạng c.
- Bản sao chứng minh nhân dân photo hoặc căn cước công dân (không cần công chứng).
- 10 ảnh 3×4, không bao gồm ảnh đã dán vào giấy khám sức khỏe và đơn đăng ký học lái xe.
- Giấy khám sức khỏe mẫu giấy khám sức khỏe mua ở cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.
- Túi đựng hồ sơ (có bán tại các trung tâm đào tạo lái xe)
- Sơ yếu lý lịch không cần công chứng.
3. Chi phí để học bằng C hết bao nhiêu tiền?
Theo khảo sát, một khóa học lái xe C thường rơi vào khoảng 18 triệu đồng, bao gồm rất nhiều các loại chi phí như sau :
- Phí làm hồ sơ đăng ký học lái C tại trung tâm
- Phí khám sức khỏe
- Phí đào tạo phần lý thuyết
- Phí học thực hành
- Phí thi cấp bằng tốt nghiệp (Chứng chỉ nghề)
- Phí đăng ký thi sát hạch lái xe ô tô của Sở GTVT
Hiện tại, do chương trình học và thi có nhiều thay đổi, thời gian thực hành lái xe được nâng lên nên mức phí của toàn bộ khóa học cũng sẽ tăng lên đáng kể.
4. Quy trình học và thi bằng lái xe C như thế nào?
Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tìm được trung tâm đào lái lái xe hạng C uy tín, bạn nên liên hệ trực tiếp với trung tâm để được tư vấn về thủ tục đăng ký. Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu giấy tờ đầy đủ và hợp lệ thì trung tâm sẽ tiến hành ký hợp đồng đào tạo với bạn.
Tham gia khóa học lái xe C
Chương trình học lái xe bằng C có các nội dung chính sau:
- Học lý thuyết
- Học mô phỏng 120 tình huống
- Học thực hành lái xe DAT
- Học thực hành lái xe sa hình
- Học cabin mô phỏng
Thi chứng chỉ tốt nghiệp
Sau khi kết thúc khoá học tại trung tâm, để đủ điều kiện dự thi sát hạch bằng lái, học viên phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp tại trung tâm đang theo học.
Tham gia kỳ thi sát hạch lái xe hạng C
Nội dung thi sát hạch bao gồm:
- Thi lý thuyết
- Thi mô phỏng 120 tình huống
- Thi thực hành lái xe sa hình
- Thi đường trường
Nhận bằng
Thí sinh đạt số điểm đỗ theo quy định sẽ được cấp bằng lái xe hạng C ngay sau đó khoảng 10 -15 ngày. Trường hợp không đủ điểm đỗ cần đăng ký thi lại lần sau.
5. Phân biệt sự khác nhau giữa hạng C với B1 và B2
Bằng lái xe hạng C với B1, B2 có nhiều điểm khác nhau, bao gồm:
Phương tiện điều khiển
– Bằng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
– Bằng B2: cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
– Bằng C: cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Điều kiện độ tuổi
– Bằng B1, B2: Người đủ 18 tuổi trở lên
– Bằng C: Người đủ 21 tuổi trở lên.
Thời hạn sử dụng
– Bằng B1: Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;
Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Bằng B2: Thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Bằng C: Thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Lệ phí
Theo khảo sát, mức phí học lái xe các hạng bằng B1, B2 gần như tương đương. Đối với bằng lái hạng C sẽ có khoản phí cao hơn từ 2 – 3 triệu đồng.
Ngoài ra việc học và thi sát hạch hạng C toàn bộ đều được thực hành trên xe tải, còn khi học lái xe B1 thì học trên xe ô tô số tự động, học lái xe B2 thì học trên xe ô tô số sàn.
6. Cách học lái xe hạng C chuẩn nhất
Học lý thuyết (mẹo học lý thuyết)
Nội dung lý thuyết học lái xe hạng C cơ bản đã được cập nhật rõ ràng trong bộ đề 600 câu mới nhất, thay cho 450 câu như trước đó. Học viên sẽ được cập nhật, tiếp thu kiến thức về hệ thống biển báo, quy tắc, định nghĩa, kết cấu giao thông và các loại phương tiện.
Nội dung thi sát hạch lý thuyết lái xe hạng hạng C như sau:
- Số câu hỏi trong đề thi: 40 câu hỏi.
- Thời gian làm bài thi: 24 phút.
- Số câu đúng cần đạt: 36/40 câu (90%).
Nhìn chung cách học nội dung lý thuyết bằng lái xe C không quá khác biệt so với hạng B1, B2. Người học chỉ cần sắp xếp thời gian ôn tập và áp dụng một số mẹo thi đơn giản kèm theo như:
- Không học kiểu máy móc
- Áp dụng cách học lướt với những câu đơn giản
- Biết cách nhận biết đáp án sai
- Cân nhắc những đáp án có “tất cả đáp án trên”
Nên chọn đáp án có “tất cả đáp án trên” ở những nội dung gồm: Kinh doanh vận tải, đạo đức của người điều khiển phương tiện, các hành vi không cho phép.
- Cách giải tính huống sa hình
Phương tiện ưu tiên theo thứ tự, quy tắc rẽ hướng, quy tắc vòng xuyến.
- Giải đáp những câu về phương tiện giao thông
- Lưu ý đến những câu hỏi lý thuyết đặc biệt
Học thực hành DAT
Đối với nội dung thực hành DAT, bạn cần lưu ý:
- Luôn chuẩn bị kỹ càng trước khi lái xe
Ngay khi bước vào xe, bạn nên thả lỏng tinh thần và hít thở đều. Sau đó hãy cài dây an toàn, kiểm tra kỹ các chức năng, thiết bị của xe.
- Giữ tốc độ ổn định
Tốt nhất khi học lái, bạn hãy điều khiển xe chậm rãi với vận tốc vừa phải để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được tăng ga quá nhanh hoặc giảm tốc độ đột ngột khi đang di chuyển.
Học cabin mô phỏng
Với nội dung cabin mô phỏng, học viên sẽ dạy những nội dung cơ bản về cách vận hành xe, thực hành bài “đề pa” lên dốc, lái xe trên nhiều địa hình…
Đây là nội dung để bạn tập làm quen và rèn luyện tay lái, bởi vậy, không nên quá áp lực. Hãy thoải mái để xử lý các tình huống giao thông tương tự như khi lái xe thật.
7. Học lái xe hạng C tại Hà Nội có gì?
Hiện tại, có nhiều đơn vị, trung tâm để bạn có thể học bằng lái xe hạng C tại Hà Nội. Tuy vậy, để lựa chọn một địa chỉ uy tín, cần phải xem xét nhiều yếu tố về chương trình học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học phí…
Nếu vẫn đang phân không biết nên chọn đơn vị đào tạo này, bạn có thể tham khảo ngay Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt.
Thái Việt là đơn vị học lái xe b2 Hà Nội đã được Tổng cục đường bộ chứng nhận theo đúng tiêu chuẩn quy định. Nơi đây hiện đang đào tạo các hạng bằng lái xe bao gồm: A1, B1, B2 , C và liên kết đào tạo nâng hạng D – E.
Khi là học viên của Thái Việt, bạn sẽ được thực hành trên phương tiện ô tô mới với nhiều tính năng hiện đại. Đội ngũ giảng viên tại đây cũng rất giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ học viên nhiệt tình.
Ngoài ra, ở Thái Việt còn có dịch vụ học bổ túc 1 kèm 1 rất chất lượng. Người học sẽ được tự mình cầm lái toàn bộ quá trình dưới sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên. Đồng thời, học viên cũng được thỏa thuận để sắp xếp thời gian học linh hoạt theo nhu cầu sao cho thuận tiện nhất.
Thông tin liên hệ với Thái Việt:
- Hotline: 1900 0329
- Website: https://daynghethaiviet.org/
Ở trên là những nội dung tổng hợp về phương tiện điều khiển, điều kiện, học phí, nội dung học và thi liên quan đến bằng lái xe C. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại sự bổ ích, giúp bạn dễ dàng tham khảo và có quyết định phù hợp khi thi bằng lái xe.
Bài Viết Mới