30-01-2024

Ưa thích được tự mình lái xe mỗi khi ra đường, kể cả khi ra nước ngoài là lý do khiến ngày càng nhiều người muốn sở hữu bằng lái xe quốc tế. Hiện nay, ngoài cách thức đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để đăng ký, mỗi lái xe còn có thể xin cấp đổi bằng lái xe quốc tế trực tuyến tại nhà.

1. Bằng lái xe quốc tế là gì?

Bằng lái xe quốc tế được hiểu là một văn bản chứng nhận được hiệp hội ô tô thế giới cấp cho người lái xe cho phép người sở hữu bằng lái xe quốc tế được điều khiển xe tham gia giao thông trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau.

bang-lai-xe-quoc-te-1

Mẫu bằng lái xe quốc tế hiện nay

Bằng lái quốc tế (còn gọi là giấy phép lái xe quốc tế) là loại bằng lái cho phép người sở hữu được lái xe tại các nước thành viên tham gia công ước chung mà không cần phải học, thi lấy gplx ở quốc gia sở tại.

Bên cạnh các giấy tờ như Passport, Visa thì bằng lái xe quốc tế chính là một loại giấy tờ rất cần thiết cho những người ưa thích tự mình lái xe di chuyển tại nhiều quốc gia khác nhau. Trên thực tế, bằng lái quốc tế rất cần thiết đối với những người thường xuyên có nhu cầu làm việc, định cư tại nước ngoài hoặc muốn đi du lịch, học tập ngoài Việt Nam. Bằng lái xe quốc tế tạo điều kiện để người dân tránh được những rắc rối khi tham gia giao thông và chấp hành nghiêm luật an toàn giao thông của nước sở tại.

2. Các loại bằng lái quốc tế

Có 2 loại bằng lái xe quốc tế phổ biến hiện nay là bằng IDP và bằng IAA. Trong đó:

  • Bằng lái xe quốc tế (International Driving Permit – IDP): Bằng lái quốc tế IDP có hiệu lực tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia vào Công ước Quốc tế Vienna năm 1968. Giấy phép lái xe quốc tế IDP do Việt Nam cấp sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm. Tuy nhiên, loại phép này không được phép sử dụng ở các nước như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Canada, Úc, Singapore,…
  • Loại bằng lái xe quốc tế thứ hai do các Hiệp hội ô tô quốc tế cấp, còn được viết tắt là IAA (International Automobile Association). Đối với bằng quốc tế IAA, người sở hữu sẽ được sử dụng tại 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Loại giấy phép lái xe này có nhiều thời hạn khác nhau (bằng do Mỹ cấp có thời hạn lâu nhất là 20 năm). Bằng IAA có thể sử dụng tại các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Canada, Úc, Singapore,…

3. Bằng lái xe quốc tế IDP

Bằng lái xe quốc tế IDP (International Driving Permit – IDP) là giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia tham gia Công ước Viên năm 1968 cấp. Bằng IDP không phải là một giấy phép lái xe thay thế, mà chỉ là một bản sao dịch thuật quốc tế từ bằng lái xe quốc gia gốc sang các ngôn ngữ quốc gia khác.

bang-lai-xe-quoc-te-2

Giấy phép lái xe quốc tế IDP

Bằng quốc tế IDP có quy cách như một quyển sổ mang kích thước A6 (148mm x 105mm) bao gồm 9 trang, có chứa ký hiệu bảo mật, bìa ngoài màu xám, các trang bên trong màu trắng theo mẫu bằng quy định tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT.

Thời hạn hiệu lực tối đa của bằng lái quốc tế IDP là 3 năm. Bằng IDP được công nhận rộng rãi, được chấp nhận ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới (sử dụng tại 86 nước thành viên công ước Quốc tế Vienna năm 1968).

4. Bằng lái xe quốc tế IAA

Bằng lái xe quốc tế IAA được cấp bởi Hiệp hội Ô tô quốc tế (International Automobile Association – IAA), đây là một loại gplx được công nhận quốc tế cho phép chủ sở hữu lái xe ở nước ngoài. IAA là một tổ chức có trụ sở tại Mỹ chuyên cung cấp các dịch vụ đổi bằng lái xe quốc tế.

bang-lai-xe-quoc-te-3

Giấy phép lái xe quốc tế IAA

Giấy phép lái xe quốc tế IAA mang hình dạng của một quyển sổ nhỏ màu xanh đậm. Trong bằng lái IAA có chứa thông tin của người sở hữu bằng kèm danh sách các nước chấp nhận và được dịch ra 8 ngôn ngữ khác nhau để dễ dàng nhận biết.

Thời hạn sử dụng bằng quốc tế IAA có nhiều mốc khác nhau, tối đa là 20 năm. Bằng lái xe IAA có giá trị tại 196 nước trên thế giới (được chấp nhận tại các nước Mỹ, Trung, Nhật, Úc, Canada, Thái Lan, Malaysia…) tuy nhiên không được chấp nhận tại Việt Nam.

5. Bằng lái xe quốc tế nào có hiệu lực lại Việt Nam?

Nhằm tạo điều kiện thuận tiện đi lại cho khách du lịch hoặc công tác ở Việt Nam mà không muốn sử dụng đến phương tiện xe công cộng, Việt Nam cho phép đưa vào sử dụng bằng lái xe quốc tế.

Theo quy định hiện hành, chỉ có IDP là loại bằng lái xe quốc tế được chấp nhận và có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Các loại bằng lái xe quốc tế khác, trong đó có bằng lái IAA sẽ không có giá trị sử dụng tại lãnh thổ nước ta.

Quy định tại Thông tư 29/2015 do Bộ GTVT ban hành, người có bằng quốc tế IDP do các quốc gia thành viên Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông trên lãnh thổ Việt Nam bắt buộc phải mang theo bằng IDP và giấy phép lái xe quốc gia gốc với hạng xe phù hợp và cần tuân thủ nghiêm Luật Giao thông đường bộ của nước Việt Nam.

Lưu ý: Bằng lái xe quốc tế do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng tại Việt Nam để thay thế bằng lái xe trong nước.

6. Bằng lái xe quốc tế có thời hạn sử dụng là bao lâu?

Bằng lái quốc tế có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau thời hạn hiệu lực, người sở hữu có thể đổi sang bằng lái xe của quốc gia mới hoặc tiến hành gia hạn bằng lái quốc tế của mình. Do vậy, cần thường xuyên kiểm tra thời hạn và tuân thủ pháp luật của quốc gia đang sử dụng bằng lái.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe quốc tế IDP là không quá 03 năm, kể từ ngày được cấp và phải đảm bảo giấy phép lái xe quốc gia còn hiệu lực.

Thời hạn của bằng lái xe quốc tế IAA có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng bằng, có thể chọn các mốc thời hạn là 03 năm, 05 năm, 10 năm hoặc tối đa là 20 năm.

Khi sử dụng bằng lái quốc tế cần lưu ý bằng chỉ có hiệu lực khi được chấp nhận bởi luật pháp của quốc gia bạn muốn lái xe.

7. Những điều cần lưu ý khi đổi bằng lái xe quốc tế

Đối với người thường xuyên đi du lịch, làm việc hay học tập hoặc định cư lâu dài ở nước ngoài thì bên cạnh hộ chiếu, visa còn nên chuẩn bị cho bản thân một tấm bằng lái xe quốc tế. Song song với đó, cần ghi nhớ mang cùng lúc cả bằng lái xe quốc tế và giấy phép lái xe của Việt Nam còn thời gian hiệu lực để đối chiếu.

Đổi bằng lái xe quốc tế là quá trình chuyển từ giấy phép lái xe quốc gia của một nước thành giấy phép quốc tế được nhiều quốc gia công nhận. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có quy trình thủ tục và cách đổi bằng lái xe quốc tế riêng, đồng thời, thời gian xem xét hồ sơ và cấp bằng mới có thể thay đổi dựa theo mức độ phức tạp của quy trình này. Để tránh những rắc rối gặp phải, hãy theo dõi các nội dung thông tin dưới đây.

7.1 Hai cách đổi sang bằng lái xe quốc tế

Quy trình đổi sang bằng lái quốc tế bao gồm việc xác minh và công nhận khả năng điều khiển phương tiện của người lái xe thông qua các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành. Theo đó, mỗi cá nhân khi đổi sang bằng lái xe quốc tế không cần thiết phải tham gia bất cứ kỳ thi sát hạch nào.

bang-lai-xe-quoc-te-4

Đổi bằng lái xe quốc tế trực tuyến trên trang Dichvucong

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào xử lý các thủ tục hành chính giúp cho mỗi người dân khi có nhu cầu đều có thể tiến hành đăng ký cấp, đổi bằng lái xe quốc tế thông qua hai hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

  • Đối với đổi bằng lái xe quốc tế bằng hình thức trực tuyến: Người lái xe truy cập vào địa chỉ trang dịch vụ không đổi, cấp giấy phép lái xe quốc tế của Cục đường bộ Việt Nam và nhập các thông tin theo yêu cầu: kê khai thông tin, thanh toán lệ phí và đăng ký địa chỉ nhận GPLX quốc tế sau khi có kết quả. Lưu ý, cần kiểm tra kỹ thông tin trên bằng lái quốc tế mới nhận được để đảm bảo tính chính xác.
  • Đối với người đổi bằng lái theo cách trực tiếp: Các cá nhân có nhu cầu đến trực tiếp địa chỉ Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành trực thuộc để kê khai thông tin đăng ký. Khi đến phải xuất trình gplx quốc gia do Việt Nam cấp cùng giấy tờ tùy thân để đối chiếu, đồng thời, phải nộp đầy đủ lệ phí theo quy định.

Thay vì phải mất thời gian trực tiếp đến các cơ quan nhà nước, hiện nay nhiều người chọn liên hệ các Trung tâm đổi bằng lái xe quốc tế để được hỗ trợ và tư vấn đổi bằng một cách nhanh chóng.

7.2 Hồ sơ thủ tục để đổi sang bằng lái quốc tế

Để hoàn thành thủ tục đổi bằng lái xe quốc gia của Việt Nam sang bằng lái xe quốc tế, người đăng ký cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để bắt đầu quá trình đổi sang bằng lái quốc tế, lái xe phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp Gplx quốc tế theo mẫu quy định;
  • Bằng lái xe gốc còn hiệu lực (bằng được cấp bởi quốc gia đang mang quốc tịch);
  • Bản photo hộ chiếu còn thời hạn;
  • Ảnh chụp mặt trước với kích thước 3×4 cm;
  • Các loại giấy tờ khác: giấy khám sức khỏe, bản photo bằng cấp,…

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi hoàn thiện hồ sơ đổi bằng, người lái xe nộp đến Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo hai cách:

  • Trực tiếp: đến trụ sở cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký nộp hồ sơ, nộp lệ phí và nhận giấy hẹn thời gian trả kết quả.
  • Trực tuyến: Người lái xe nhập các thông tin theo biểu mẫu có sẵn và gửi đi. Sau khi tạo hồ sơ thành công, người đăng ký đổi bằng lái xe quốc tế sẽ nhận mã xác thực và nhập địa chỉ nhận kết quả (GPLX quốc tế sau khi in xong).

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ hợp lệ, sau 5 ngày làm việc Cục đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải sẽ cấp bằng phép lái xe quốc tế cho người đăng ký.

Do quy trình đổi gplx quốc tế ở mỗi quốc gia ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, nên người muốn đổi bằng trước khi đăng ký phải kiểm tra các yêu cầu cụ thể do quốc gia đích quy định hoặc liên hệ các cơ quan chức năng để được hướng dẫn.

Ở một số trường hợp nhất định, người tham gia đổi bằng lái quốc tế phải tham gia vào các khóa học hoặc có thể được yêu cầu kiểm tra về mức độ am hiểu luật giao thông tại quốc gia đích.

7.3 Chi phí đổi bằng lái quốc tế là bao nhiêu?

bang-lai-xe-quoc-te-5

Người đăng ký đổi bằng lái xe quốc tế phải đóng lệ phí theo quy định

Sau khi hoàn thành việc đăng ký, lái xe cần nộp hồ sơ cùng các khoản phí theo quy định của pháp luật. Chi phí cho việc đổi bằng lái xe quốc tế ở từng cơ quan, từng quốc gia có thể khác nhau.

Phí đổi sang bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam hiện nay ở mức 135.000 đồng với các thủ tục đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có nhu cầu.

Ngoài ra, người đổi bằng lái sẽ phải chi trả thêm phí dịch vụ nếu phải nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của bên thứ ba.

7.4 Đổi bằng lái xe quốc tế ở đâu?

Theo quy định, quá trình đổi bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam hiện nay cần được thực hiện tại Cục Đường bộ hoặc cơ quan Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố nơi người đăng ký đổi bằng cư trú.

Bên cạnh đó, cá nhân có nhu cầu cũng có thể liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ đổi bằng lái xe quốc tế để được hỗ trợ. Một số cơ sở đổi bằng hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và uy tín tại Việt Nam như Trung tâm dạy nghề Thái Việt, Trung tâm dạy lái xe Hà Nội, Trung tâm dạy nghề lái xe VOV,… Các trung tâm này liên tục đưa ra những chương trình tư vấn, hỗ trợ thủ tục đổi bằng lái xe quốc tế một cách nhanh chóng, chính xác với mức phí ưu đãi.

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online