Bằng lái xe hạng D là loại giấy phép lái xe cho phép người điều khiển được lái các loại xe hạng nặng, xe chở nhiều người nên bằng D được nhiều người quan tâm và mong muốn theo học. Vậy, cụ thể bằng D lái xe gì? chở được bao nhiêu người? học bằng D có khó không và điều kiện học là gì? Học lái xe Thái Việt sẽ trả lời các thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
1. Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì?
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, bằng dấu D được phép chạy các loại phương tiện sau:
- Xe ô tô chuyên chở người có từ 10-30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B1, B2 và hạng C, gồm:
- Ô tô số tự động và số sàn chở người dưới 9 chỗ ngồi (tính cả phần chỗ ngồi cho lái xe);
- Các loại xe tô tải (bao gồm cả xe trọng tải dưới 3,5 tấn và xe hạng nặng);
- Máy kéo có đầu kéo một rơ moóc (không kể trọng tải);
2. Mẫu hình ảnh bằng lái xe D mới nhất 2024
Bằng D so với mẫu cũ, có mẫu sẽ có nhiều điểm khác biệt. Vậy hãy cùng xem những điểm mới đó là gì nhé:
- Thay đổi từ mẫu giấy sang thẻ nhựa PET.
- Cập nhật thêm mã QR phía sau giấy phép lái xe
- In hoa văn và các dấu hiệu đặc biệt để chống hàng giả.
- In đầy đủ thông tin của người sử dụng giấy phép lái xe
- In thông tin về loại xe được phép điều kiển của bằng D
3. Những thông tin cần biết về bằng D
3.1 Bằng D lái xe gì?
Lấy được bằng lái xe hạng D, người lái xe có thể sử dụng để lái xe ô tô con (xe 4 chỗ) phục vụ mục đích cá nhân hoặc cũng có thể lái các loại xe nhằm mục đích kinh doanh vận tải như xe du lịch, xe khách chở đến 30 chỗ ngồi. Đồng thời, bằng D còn cho phép điều khiển các loại xe tải lớn nhỏ, máy kéo một rơ moóc.
3.2 Độ tuổi để học bằng lái xe hạng D
Luật Giao thông đường bộ quy định độ tuổi của người sử dụng bằng lái hạng D phải đủ từ 24 tuổi trở lên. Nếu nằm trong độ tuổi quy định, sức khỏe tốt, đạt trình độ văn hóa từ cấp trung học cơ sở và lái an toàn đủ số ki-lô-mét đều có thể làm hồ sơ nâng bằng lên hạng D.
3.3 Thời hạn của bằng lái D
Việc thi sát hạch để bằng lái xe hạng D được các Trung tâm sát hạch lái xe lên kế hoạch thực hiện, các trung tâm phải hoàn thiện gplx và gửi về cho người thi đạt trong khoảng 2 tuần sau thi. Tính từ ngày được cấp, bằng lái hạng D có thời hạn 5 năm, sau 5 năm người lái xe phải làm thủ tục gia hạn mới được phép tiếp tục sử dụng.
3.4 Sức khỏe để học bằng lái xe hạng D
Mỗi loại xe đều yêu cầu người lái có một sức khỏe phù hợp, do đó, mỗi hạng bằng cũng có những yêu cầu khác nhau về tình trạng sức khỏe. Người đăng ký học cần tìm hiểu bằng D lái xe gì và dựa theo đó xác định bản thân có đủ điều kiện sức khỏe theo học bằng D hay không. Ngoài ra, nếu mắc phải một trong những bệnh, tật được liệt kê tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người lái xe không được phép nâng hạng lên bằng D.
3.5 Bằng D có thi trực tiếp được hay không?
Hiện nay, không áp dụng hình thức thi trực tiếp đối với bằng lái xe D mà chỉ thông qua việc nâng hạng. Người lái xe có nhu cầu lấy bằng D phải có đủ sức khỏe, trình độ văn hóa, tuổi từ 24 trở lên và có đủ số ki-lô-mét lái xe an toàn mới có thể đăng ký nâng hạng. Quy định về đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe cho phép thực hiện nâng hạng từ bằng B2 hoặc bằng C lên bằng lái hạng D.
3.6 Điều kiện để có bằng lái xe hạng D
Bạn cần đạt đủ được những điều kiện về khám sức khỏe, về độ tuổi của bằng lái xe đang sở hữu và phải đủ số km đã nêu trên thì mới được cấp phép đăng ký thi lấy bằng lái xe hạng D.
4. Bằng lái xe D khác với hạng C và E như thế nào?
Giấy phép lái xe hạng D, C và E đều có thời hạn 5 năm và cho phép điều khiển các phương tiện giao thông hạng nặng. Tuy nhiên, mỗi hạng có những đặc điểm riêng khác về loại xe được phép điều khiển, trình độ học vấn, hình thức thi bằng, độ tuổi cấp bằng, cụ thể như trong bảng:
Nội dung so sánh | Bằng lái hạng C | Bằng lái hạng D | Bằng lái xe D |
Độ tuổi được cấp bằng | 21 tuổi trở lên | 24 tuổi trở lên | 27 tuổi trở lên |
Độ tuổi tối đa | Không quy định | Không quy định | -Nam: 55 tuổi
– Nữ: 50 tuổi |
Loại xe được phép điều khiển | Xe ô tô tả, máy kéo kéo một rơ moóc – xe ô tô dùng chở người đến 9 chỗ ngồi (tính cả lái xe) | Xe ô tô chở người có 10-30 chỗ ngồi – Các loại xe bằng C được phép lái | – Xe ô tô chở người có trên 30 chỗ ngồi – các loại xe quy định cho bằng D |
Trình độ học vấn | Không yêu cầu | từ cấp THCS | ít nhất có bằng THCS |
Hình thức thi | Thi trực tiếp hoặc nâng hạng | Thông qua nâng hạng | Thông qua nâng hạng |
5. Câu hỏi thường gặp về giấy phép lái xe hạng D
5.1 Hạng D đổi bằng như thế nào?
Việc đổi bằng D như thế nào là điều mà không ít lái xe quan tâm. Cùng xem xét các trường hợp dưới đây để biết chi tiết:
- Trường hợp người có giấy phép lái xe hạng D còn thời hạn, bị mất (hỏng) còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn không quá 3 tháng có thể làm hồ sơ gửi về Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh để xin cấp lại bằng hạng D.
- Trường hợp bị mất gplx hạng D quá thời hạn từ 3 tháng trở lên, không bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ hay xử lý, sau khi nộp hồ sơ cấp lại bằng sẽ phải dự thi sát hạch lại lý thuyết nếu quá hạn 3 tháng đến dưới 1 năm, sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành nếu quá hạn trên 1 năm.
- Trường hợp muốn đổi bằng lái xe D do muốn nâng hạng lên E hoặc FD cần đạt đủ độ tuổi và số ki-lô-mét hành trình lái xe an toàn, sau đó làm hồ sơ và dự thi sát hạch.
- Trường hợp bị sai lệch thông tin trên bằng lái D so với căn cước công dân thì gửi cấp quản lý gplx làm thủ tục để đổi giấy phép mới theo thông tin trên căn cước.
5.2 Bằng D chạy được bao nhiêu tấn?
Ngoài thắc mắc bằng D lái xe gì thì việc bằng D chạy được bao nhiêu tấn cũng là câu hỏi thường gặp. Như đã nói ở trên, giấy phép lái xe hạng D cho phép điều khiển xe ô tô chở 10-30 người và các loại xe tải lớn nhỏ, do đó không giới hạn về cân nặng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 11 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì người sở hữu các hạng bằng B1, B2, C, D, và E được phép điều khiển các loại xe tương ứng kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế đến 750kg.
5.3 Bằng D lái xe bao nhiêu chỗ?
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định bằng lái xe hạng D được phép lái xe chở người với số chỗ ngồi từ 10 đến 30 chỗ, đồng thời có thể lái các xe quy định cho bằng C: các xe tải lớn nhỏ, xe ô tô chở người 4 chỗ, 7 chỗ, 9 chỗ,…
5.4 Thi hạng D lý thuyết bao nhiêu câu?
Phần thi lý thuyết bằng lái xe hạng D được thực hiện trên máy vi tính trong phòng thi có gắn camera giám sát. Bài thi lý thuyết bằng D được lựa chọn từ bộ đề thi 600 câu (trong đó có 60 câu điểm liệt) do Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm 45 câu hỏi phân bổ như sau:
- Khái niệm: 1 câu
- Tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng ( câu điểm liệt ) : 1 câu
- Quy tắc giao thông: 7 câu
- Nghiệp vụ vận tải: 1 câu
- Tốc độ và khoảng cách: 1 câu
- Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe: 1 câu
- Kỹ thuật lái xe: 2 câu
- Cấu tạo sửa chữa: 1 câu
- Hệ thống biển báo đường bộ: 16 câu
- Giải các thế sa hình, xử lý tình huống: 14 câu
Bạn cần phải đạt được 42/45 câu để vượt qua phần này.
4.5 Học bằng lái xe hạng D mất bao lâu?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì thời gian học thi giấy phép lái xe hạng D được quy định như sau:
- Trường hợp đối với người đã có bằng lái xe hạng C: Tổng thời học là 192 giờ, trong đó có 48 giờ lý thuyết và 144 giờ thực hành.
- Trường hợp đối với người đã có bằng lái xe hạng B2: Tổng thời học là 336 giờ, trong đó 56 giờ lý thuyết và 280 giờ thực hành.
Ngoài ra, muốn lấy bằng D người lái xe còn phải đầu tư thời gian lái đủ quãng đường lái xe an toàn theo yêu cầu mà Bộ Giao thông vận tải đã đề ra.
Bài Viết Mới