18-01-2024

Cùng với sự ra đời của nhiều loại xe với đa dạng các mẫu mã, dung tích và trọng tải thiết kế khác nhau, nhà nước ta đã đưa vào sử dụng nhiều hạng bằng lái xe quy định cho những phương tiện riêng biệt. Vậy, bằng lái xe là gì? có những loại bằng lái xe nào hiện nay? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết phía dưới.

1. Giấy phép lái xe là gì?

Bằng-lái-xe

Bằng lái xe là gì?

Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) được hiểu đơn giản là một loại giấy phép, chứng chỉ chứng minh pháp lý do cơ quan nhà nước có thể quyền cấp cho người lái xe để điều khiển các phương tiện xe lưu thông, tham gia giao thông trên đường bộ. Vậy bằng lái xe màu gì, được làm từ vật liệu nào và cho phép lái những xe gì?

Theo quy định mới nhất tại Việt Nam, bằng lái xe được chuyển đổi từ loại bằng giấy sang bằng làm bằng vật liệu PET có màu sắc tươi sáng, có độ bền cao hơn, chứa được dữ liệu ngầm để chống làm giả. Bằng lái xe cho phép điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới như xe máy (xe số, xe tay ga, xe tay côn,..), xe ô tô (ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 9 chỗ, 16 chỗ, 45 chỗ,…), xe tải, xe buýt, máy kéo, vv… chạy trên các tuyến đường giao thông công cộng.

2. Các loại bằng lái xe ở Việt nam hiện nay

Hiện nay, các loại bằng lái xe ở Việt Nam bao gồm bằng lái xe nội địa và bằng lái xe quốc tế. Đối với bằng nội địa, được sắp xếp theo nhóm chữ cái A, B, C, D, E, F và phân loại nhỏ thành các số đuôi 1, 2, 3, 4. Trong đó, nhóm chữ A quy định cho xe máy, xe gắn máy; nhóm chữ còn lại quy định cho ô tô, xe tải, máy kéo, đầu kéo có trọng tải từ nhỏ đến lớn.

các loại bằng lái xe tại việt nam

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải năm 2017 quy định hệ thống các hạng bằng lái xe tại Việt Nam năm 2024 bao gồm 11 hạng và được phân thành các loại sau đây:

  • Gplx vô thời hạn: A1, A2, A3;
  • Gplx có thời hạn: A4, B1, B2, C, D, E, F (FB2, FC, FD, FE);
  • Gplx quốc tế (có thời hạn): IDP (03 năm), IAA (từ 03-05 năm hoặc có thể 20 năm tùy quốc gia cấp bằng).

Với quy định hiện hành thì bằng lái hạng A1 là thấp nhất và hạng FE là bằng lái xe hạng cao nhất, có phạm vi sử dụng cho nhiều loại xe nhất tại Việt Nam.

3. Bằng lái xe mô tô, xe máy hạng gì?

Bằng lái xe mô tô, xe máy là hạng bằng cho phép người lái xe điều khiển xe máy chuyên dùng hoặc phương tiện giao thông thô sơ đường bộ tham gia giao thông và lưu thông trên đường, bao gồm các hạng: A1, A2, A3, A4.

các loại bằng lái xe 1

3.1 Bằng lái xe hạng A1

Có thể nói ở Việt Nam, giấy phép lái xe hạng A1 là hạng bằng phổ biến và thông dụng nhất. Vậy, cụ thể bằng lái xe A1 là gì?

Luật Giao thông quy định bằng A1 là hạng bằng vô thời hạn, được cấp cho người lái xe đủ từ 18 tuổi trở lên để điều khiển:

  • Xe mô tô hai bánh có khoảng dung tích xy lanh từ mức 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
  • Xe mô tô có ba bánh thiết kế dùng cho người khuyết tật.

3.2 Bằng lái xe hạng A2

Bằng lái xe máy hạng gì có thể lái xe mô tô xuyên Việt? Đó chắc chắn là bằng lái xe hạng A2 rồi. Đối với những ai yêu thích du lịch đường dài bằng xe tay côn thì chiếc bằng A2 chính là yếu tố giúp đảm bảo điều kiện pháp lý.

Bằng A2 là hạng bằng vô hạn cấp cho người lái xe để lái xe mô tô hai bánh mà dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe được quy định cho bằng lái xe A1. Để thi bằng A2, người lái xe phải đủ từ 18 tuổi trở lên và đáp ứng đủ sức khỏe theo quy định.

Bằng-lái-xe-2

Bằng A2 có thể điều khiển xe tay côn

3.3 Bằng lái xe hạng A3

Hạng A3 là loại giấy phép lái xe không có thời hạn cấp cho người lái xe để điều khiển phương tiện xe mô tô có ba bánh cũng như các loại xe được quy định cho hạng giấy phép lái xe A1 và các xe tương tự. Theo đó, người sở hữu bằng A3 có thể lái cả các loại xe như xe lam và xe xích lô máy.

Điều kiện để dự thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A3 là người lái xe phải đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch).

3.4 Bằng lái xe hạng A4

Theo quy định, bằng lái xe A4 cho phép người lái xe điều khiển các loại máy kéo nhỏ với trọng tải lên đến 1.000 kg. Muốn dự sát hạch bằng lái hạng A4, lái xe phải đủ hoặc trên 18 tuổi, đồng thời, bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo do các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện pháp lý cấp.
Ngoài ra, giấy phép lái xe hạng A4 là hạng bằng có thời hạn 10 năm. Vì vậy, khi hết hạn người sở hữu cần làm thủ tục gia hạn bằng để tiếp tục sử dụng.

4. Bằng lái xe ô tô hạng gì?

Ngày nay, xe ô tô đang dần trở thành loại phương tiện được ưa chuộng và ưu tiên sử dụng. Do được thiết kế với nhiều chỗ ngồi và trọng tải khác nhau nên mỗi loại xe lại được quy định cho một hạng bằng nhất định.

Các loại bằng lái xe 2

4.1 Bằng lái xe hạng B1

Là một trong các hạng bằng lái xe được nhiều người lựa chọn thi nhất, bằng lái xe B1 có thể đáp ứng nhu cầu lái ô tô cơ bản của người sở hữu.

Hạng B1 số tự động là loại bằng cấp cho người không tham gia hành nghề lái xe để điều khiển các loại phương tiện xe sau đây:

  • Ô tô (số tự động) chở đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe;
  • Ô tô tải (kể cả dòng ô tô tải chuyên dùng số tự động) mà trọng tải thiết kế tối đa dưới 3.500 kg;
  • Ô tô chuyên dùng được thiết kế dành cho người khuyết tật.

Theo quy định, giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người đủ từ 18 tuổi và có thời hạn đến khi người lái xe đủ tuổi nghỉ hưu; trường hợp người lái xe từ trên 45 tuổi (đối với nữ) hoặc trên 50 tuổi (đối với nam) thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp bằng.

4.2 Bằng lái xe hạng B2

Căn cứ theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì bằng lái xe hạng B2 là loại giấy phép lái xe có thời hạn được cấp cho người hành nghề lái xe cho phép điều khiển xe ô tô chở người lên đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ lái xe); xe ô tô tải và máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. Bằng B2 cho phép người lái xe có thể điều khiển cả loại ô tô chạy số sàn.

Để học và thi sát hạch bằng B2, người lái xe cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Về sức khỏe: Người có đủ sức khỏe phù hợp để các loại xe quy định cho bằng B2.

Khi đủ 18 tuổi người lái xe đã có thể tham dự sát hạch bằng B1. Thời hạn sử dụng của bằng lái ô tô B1 là 10 năm, khi gần hết hạn, người lái xe nên làm hồ sơ đổi bằng lái xe để không phải dự sát hạch lại.

Bằng-lái-xe-3

Bằng B2 được phép lái cả xe ô tô số tự động và số sàn

4.3 Bằng lái xe hạng C

Tại Khoản 8 Điều 6 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định gplx hạng C được cấp cho người lái xe từ đủ 21 tuổi trở lên để điều khiển các loại phương tiện giao thông sau đây:

  • Ô tô tải, tính cả xe tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên;
  • Máy kéo có kéo theo một rơ-moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
  • Các phương tiện mà giấy phép lái xe hạng B1, B2 được lái.

Mọi công dân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang làm việc, học tập, cư trú hợp pháp tại Việt Nam đều có thể học thi và được cấp phép bằng C nếu có đủ sức khỏe để lái xe và đủ từ 21 tuổi trở lên.

Về thời hạn, Bộ Giao thông quy định bằng lái hạng C có thời hạn 10 năm tính từ ngày mà lái xe được cấp bằng. Người sở hữu bằng C cũng được phép nâng dấu bằng lái xe lên các hạng cao hơn như D, E, FC nếu đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe, độ tuổi, trình độ học vấn cũng như số ki-lô-mét-lái xe an toàn.

4.4 Bằng lái xe hạng D

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, từ bằng dấu D trở lên không thể thi trực tiếp mà phải thông qua hình thức nâng hạng.

Hiện nay, bằng lái xe hạng D cấp cho người đủ từ 24 tuổi trở lên được phép lái xe vận tải hành khách chở từ 10 đến 30 chỗ ngồi, đồng thời,được phép lái các loại xe quy định cho bằng hạng C. Cụ thể là các loại phương tiện sau:

  • Xe ô tô chuyên chở người có từ 10-30 chỗ ngồi;
  • Các xe quy định dành cho gplx hạng B1, B2 và hạng C, gồm:
  • + Ô tô (cả số tự động và số sàn) chở người có đến 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi lái xe);
  • + Các xe tô tải (không giới hạn về trọng tải);
  • Máy kéo có đầu kéo một rơ moóc (không kể trọng tải);

Người có nhu cầu lấy bằng lái D phải đảm bảo đủ sức khỏe, đạt trình độ văn hóa theo quy định, tuổi đủ từ 24 và đã lái đủ quãng đường lái xe an toàn mới được phép đăng ký nâng hạng. Quy định đào tạo, sát hạch gplx cho phép người lái xe thực hiện nâng hạng bằng từ B2 hoặc C lên bằng hạng D.

4.5 Bằng lái xe hạng E

Bằng lái xe hạng E là bằng lái cấp cho những người hành nghề lái xe nhằm điều khiển các loại xe ô tô chở người có trên 30 chỗ ngồi, các loại máy kéo kéo một rơ moóc và các loại xe quy định cho bằng B1, B2, C, D. Theo đó, người có giấy phép hạng E không những lái được những xe ô tô cỡ lớn (45 chỗ ngồi), xe giường nằm, xe taxi mà còn lái được các dòng xe tải mà không bị giới hạn về trọng tải.

Người thi bằng lái xe E cần đủ từ 27 tuổi (tính đến ngày sát hạch lái xe) và có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương. Tuy nhiên, nếu có ý định muốn nâng dấu bằng E thì từ lúc sở hữu bằng C, D lái xe đã có thể lên kế hoạch để chuẩn bị cho việc nâng hạng bằng lái của mình. Ngoài ra, bằng E có giới hạn độ tuổi tối đa được phép sử dụng là 55 tuổi đối với nam giới và 50 tuổi đối với nữ giới.

4.6 Bằng lái xe hạng F

Bằng lái xe ô tô hạng cao nhất tại Việt Nam là bằng lái xe hạng F. Bằng F cấp cho người lái xe điều khiển các loại phương tiện hạng nặng, trong đó bao gồm xe khách, xe ô tô tải, xe container, máy kéo mà không giới hạn về trọng tải và số chỗ. Cụ thể, gplx F cấp cho lái xe đã sở hữu bằng lái hạng B2, C D hoặc hạng E điều khiển các loại xe tương ứng quy định cho từng hạng bằng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 750kg, sơ mi rơ moóc, xe ô tô khách có nối toa. Bằng F bao gồm các loại: FB2, FC, FD, và FE.

Bằng-lái-xe-4

Bằng lái xe hạng F được điều khiển các loại xe hạng nặng

Theo Luật Giao thông hiện hành, giấy phép lái xe hạng F được cấp theo hình thức nâng hạng và chỉ cấp cho người lái xe khi đạt đủ độ tuổi, đồng thời đáp ứng điều kiện bằng lái sơ cấp. Cụ thể, như sau:

  • Đối với bằng FB2: Thí sinh phải đủ từ 21 tuổi trở lên và đã có bằng lái xe hạng B2;
  • Đối với bằng FC: Thí sinh phải đủ từ 24 tuổi trở lên và đã có bằng lái xe hạng C, D hoặc E;J
  • Đối với bằng FD: Thí sinh phải đủ từ 27 tuổi trở lên, có bằng lái xe hạng D và đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương;
  • Đối với bằng FE: Thí sinh phải đủ từ 27 tuổi trở lên, có bằng lái xe hạng E và đã tốt nghiệp THCS hoặc tương đương;

Bên cạnh đó, người lái xe phải đạt đủ từ 50.000 ki-lô-mét quãng đường lái xe an toàn và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm lái xe mới có thể tham gia sát hạch bằng lái hạng F.

6. Các loại bằng lái xe quốc tế

Nhiều người Việt Nam ra nước ngoài (hoặc người nước ngoài đến Việt Nam) có nhu cầu muốn có bằng lái xe để được tự lái xe di chuyển. Chính vì thế, ngay từ khi Việt Nam tham gia vào các Công ước, Hiệp hội đã cho phép sử dụng bằng lái xe quốc tế. Đối tượng được cấp gplx quốc tế là người Việt Nam, người nước ngoài đã có thẻ thường trú tại Việt Nam, có sở hữu giấy phép lái xe quốc gia và đang còn giá trị sử dụng.

Hiện nay, có 2 loại bằng quốc tế đang được lưu hành trên thế giới, đó là:

  • Bằng lái xe IDP (International Driving Permit): là loại bằng lái IDP do Việt Nam cấp thuộc Công ước Viên (ký kết năm 1968) cho phép người lái xe điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ ở tại 86 nước đã tham gia ký Công ước này. Bằng IDP có thời hạn 03 năm;
  • Bằng lái xe IAA (International Automobile Association): Bằng lái IAA do Hiệp hội ô tô Quốc tế cấp, cho phép người lái xe sử dụng để lái các phương tiện giao thông tại 192 quốc gia. Bằng IAA mới có vào năm 2017, nhưng đã nhanh chóng trở thành loại bằng lái xe quốc tế phổ biến nhất tại Việt Nam. Bằng IAA có thời hạn từ 03 năm hoặc có thể lên đến 20 năm (đối với bằng do nước Mỹ cấp).

Tại Việt Nam nhà nước chỉ cấp phép lưu hành và chấp nhận loại bằng lái xe quốc tế IDP.

Bằng-lái-xe-5

Bằng lái xe quốc tế IAA

Cả hai loại bằng lái IDP và IAA đều được phép điều khiển các hạng xe tương ứng với hạng xe quy định trong giấy phép lái xe của nước sở tại. Do đó, khi sử dụng các loại bằng lái xe quốc tế để tham gia giao thông, người lái xe buộc phải mang kèm theo bằng lái gốc nội địa.

Đăng ký học lái xe

Mạng lưới Thái Việt

Văn phòng đại diện

Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thái Việt, 201 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline

0985 543 079

Tổng đài

1900 0329

Kết nối Zalo

QR OA

Trụ sở & Sân sát hạch

Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe Thái Việt, Kiều Thị, Thắng Lợi, Huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hotline

0984 595 066

Điện thoại

024 7777 0196

Kết nối Zalo

QR code Toán vn online