Lái xe 4 bánh cần bằng gì? Ngày nay, nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt đối với xe 4 bánh. Hiểu về các loại bằng lái là điều vô cùng cần thiết để bạn được lái xe một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần biết về bằng lái xe 4 bánh.
1. Lái xe 4 bánh cần bằng gì?
Để học lái xe 4 bánh thì hiện nay loại bằng phổ biến nhất chính là bằng lái xe B2, tiếp theo là bằng B1,cuối cùng là bằng C. Bằng B2 được phép điều khiển cả xe số sàn lẫn số tự động (gọi là bằng chuyên nghiệp). Bằng lái xe B1 chỉ được phép lái xe số tự động (gọi là bằng bán chuyên). Bằng C: là bằng lái xe chuyên nghiệp, được phép lái kinh doanh, lái được cả số sàn và số tự động từ 4 đến 9 chỗ, chạy max tải trên 3,5 tấn. Bằng C chủ yếu dành những người hành nghề tài xế lái xe tải.
Quy định về trọng tải, với loại bằng B2 bạn được phép điều khiển xe ô tô từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi và các loại xe tải dưới 3.500 kg, được phép lái xe kinh doanh vận tải. Còn đối với bằng B1 bạn chỉ được lái xe số tự động 4 đến dưới 9 chỗ, không được lái xe số sàn và không được lái xe kinh doanh vận tải (như taxi, grab…). Chính những ưu điểm vượt trội của bằng lái xe B2 nên đa số người khi muốn học lái xe bốn bánh đều lựa chọn học bằng B2.
Sau khi tìm hiểu về lái xe 4 bánh cần bằng gì, những lưu ý khi học và thi lái xe là điều dược nhiều người quan tâm nhất.
2. Những điều cần biết trước khi thi lấy bằng lái xe 4 bánh
Khi quyết định học và thi lấy bằng lái xe 4 bánh, bạn cần nắm rõ những điều sau:
2.1 Điều kiện về độ tuổi
Theo điều 60 trong Bộ luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi thi bằng lái xe, người đủ 18 tuổi trở lên được thi bằng lái xe ô tô 4 bánh 9 chỗ ngồi, người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi. Nội dung cụ thể như sau:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi- lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có người trọng tải dưới 3.500 kg trở lên, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).
- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).
- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).
- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Kêt luận: Người muốn lấy bằng lái xe 4 bánh cần đủ 18 tuổi.
>>> Tìm hiểu : Thông tin về các loại bằng lái xe hiện có tại Việt Nam
2.2 Chi phí học và thi bằng lái xe 4 bánh
Chi phí thực tế khi học lái xe ô tô hay học lái xe 4 bánh hết bao nhiêu tiền là một vấn đề mà bất cứ người nào có nhu cầu học lái xe đều quan tâm và tìm hiểu. Giống như khi bạn muốn mua bất kỳ sản phẩm nào, phải bỏ ra một số tiền thì sẽ muốn biết tiền mình bỏ ra sẽ nhận lại được chất lượng sản phẩm gì những dịch vụ gì. Đối với việc học lái xe ô tô cũng thế, bao nhiêu tiền cho một khóa học lái xe ô tô 4 bánh, chi phí bạn bỏ ra đối với 1 khóa học lái xe ô tô bao gồm những chi phí gì?
- Chi phí hồ sơ: Là khoản chi phí mà bạn phải trả cho trung tâm đào tạo lái xe về hồ sơ học lái xe ô tô. Đó là khoản lệ phí mà trung tâm đào tạo lái xe sẽ nhận của mỗi học viên khi thu hồ sơ và chuẩn bị lớp học, cũng như các dịch vụ cơ bản ban đầu cho bạn.
- Chi phí học lái xe thực hành bao gồm: Chi phí xăng xe tập lái, Chi phí bảo dưỡng xe, bảo dưỡng sân tập, Chi phí cho thầy dạy lái xe ô tô,…
- Chi phí học lý thuyết: là chi phí tài liệu ( sách, DVD, phần mềm), phòng học và điện nước
2.3 Thời gian học lấy bằng lái xe 4 bánh
Thời gian học bằng lái xe gồm học lý thuyết và thực hành. Cụ thể như sau:
Thời gian học thực hành bằng B1
Theo quy định mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, thời gian học thi bằng lái xe hạng B1 cần đảm bảo như sau:
- Đối với xe số tự động, giờ học tổng cộng là 476 giờ, trong đó bao gồm 136 giờ lý thuyết và 340 giờ thực hành lái xe
- Đối với xe số cơ khí, hay còn gọi là số sàn, tài xế cần đảm bảo tối thiểu 556 giờ, trong đó bao gồm 136 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành lái xe. Thời gian tương đương là 3 tháng.
Thời gian học thực hành bằng B2
Theo quy định tại điều 13 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì Thời gian đào tạo hạng B2 là: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420); Như vậy với thời gian khoảng 588 giờ như vậy sẽ tương đương là 3 tháng đào tạo đối với hạng B2.
Thời gian học thực hành bằng C
Theo quy định tại điều 13 phân hạng giấy phép lái xe tại thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/06/2017 thì Thời gian đào tạo Hạng C là : 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752). Như vậy với thời gian khoảng 920 giờ như vậy sẽ tương đương là 5 tháng đào tạo đối với hạng C.
Theo quy định của Sở GTVT, người học có thể nhận giấy phép lái xe sau khi thi sát hạch lý thuyết và thực hành hạng B1, B2 và C từ 7-14 ngày. Lưu ý, học viên cần đến các địa chỉ đào tạo để nộp hồ sơ, lệ phí, thủ tục đăng ký thi giấy phép lái xe. Đồng thời, bạn cần nắm rõ thông tin về lịch học và lịch thi để chủ động sắp xếp công việc.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc lái xe 4 bánh cần bằng gì. Việc lấy bằng lái xe không chỉ đơn giản là được phép điều khiển xe 4 bánh mà còn là bổ sung kiến thức vè giao thông, thành thạo kỹ năng lái xe. Từ đó, bạn có thể bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Bài Viết Mới